Được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2014 bởi người sáng lập Polkadot và người đồng sáng lập Ethereum, Gavin Wood, “Web3” là một thuật ngữ đại diện cho hình thức phát triển tiếp theo của World Wide Web, đây là một thuật ngữ kết hợp các khái niệm như phi tập trung, kinh tế tiền điện tử và công nghệ blockchain. Mặc dù những người đam mê tiền điện tử, các công ty lớn và công ty đầu tư mạo hiểm đều rất lạc quan sau đợt bùng nổ tiền điện tử năm 2021, dường như Web3 và những hứa hẹn về tương lai của nó đã thất bại.
Những nhân vật có sức ảnh hưởng như Jack Dorsey và Elon Musk đã tuyên bố rằng Web3 không có thật và nó chỉ là một từ sáo rỗng hoặc thuật ngữ tiếp thị. Những nhận định này không phải là không có cơ sở, khi Web3 không tạo ra được uy tín khi nhiều vụ việc lừa đảo và rug pull đã xảy ra. Cái nhìn tiêu cực dành cho tiền điện tử trong năm qua (2022) đã khiến Web3 không còn phù hợp, nhường chỗ cho các công nghệ đột phá khác như Trí tuệ nhân tạo (AI).
Vậy có phải những quan điểm trên đã đúng? Web3 chỉ là một từ sáo rỗng hay không có một ứng dụng thực tế nào cho thế hệ tiếp theo của web? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
…
Những hứa hẹn về Web3
Web3 và các công nghệ tương ứng mà nó hy vọng sẽ tận dụng (cơ sở hạ tầng phi tập trung, NFT, công nghệ blockchain) còn khá non trẻ và chúng ta vẫn đang tìm hiểu về những khả năng của chúng. Mặc dù vậy, không thể phủ định ý tưởng về sự phi tập trung và sử dụng blockchain để cải thiện trải nghiệm trên web, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến khả năng truy cập, quyền riêng tư và quyền sở hữu dữ liệu.
Dữ liệu và nội dung là một phần quan trọng trong quá trình phát triển hiện tại của web (Web2) đối với các nền tảng xã hội như Instagram, YouTube và TikTok khi chúng được sử dụng để chia sẻ và tương tác trên các phương tiện kỹ thuật số. Do đó, phần lớn dữ liệu và nội dung trong Web2 được lưu trữ tập trung trên các máy chủ thuộc về các công ty điều hành các dịch vụ này, thường là những người tạo ra nền tảng xã hội (“Các ông lớn công nghệ”). Điều này gây ra một vấn đề phức tạp cho người dùng vì dữ liệu và nội dung họ đăng phải phụ thuộc vào bên thứ ba này. Vào tháng 10 năm 2021, Facebook và các công ty con của nó ngừng hoạt động trên toàn cầu trong 7 giờ trong, được biết đến là sự kiện Facebook ngừng hoạt động năm 2021. Trong khoảng thời gian đó, người dùng không thể truy cập nội dung của họ và mọi dịch vụ liên quan đến Facebook đều không khả dụng. Sự việc này đã cho thấy những hạn chế khi dữ liệu được lưu trữ tập trung và làm dấy lên nhu cầu về sự phi tập trung.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà hình ảnh, video và nội dung kỹ thuật số trên các nền tảng xã hội có thể tạo ra tiền thông qua tương tác và quảng cáo. Vào năm 2021, NFT đã khuấy động cộng đồng khi cho chúng ta rằng phương tiện kỹ thuật số có thể tự kiếm tiền thông qua quyền sở hữu trực tiếp các tài sản kỹ thuật số. Việc kiếm tiền từ chính các tài sản kỹ thuật số thông qua NFT thể hiện sự thay đổi trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Không còn cần phải dựa vào nền tảng của bên thứ ba và các số liệu như thuật toán và số lượng tương tác, người tạo nội dung có thể tự kiếm tiền từ các sáng tạo của mình trong khi Web3 tạo điều kiện thuận lợi cho các tương tác này.
Web3 cho thấy sự thay đổi hướng đến việc người dùng tự chịu trách nhiệm cho dữ liệu và nội dung của chính mình. Công nghệ blockchain được tận dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho những tương tác người dùng mới này, tuy nhiên, việc tập trung quá mức vào các nền kinh tế dựa trên token đã làm giảm giá trị và tầm nhìn của Web3.
Bất chấp những thất bại trong quá trình phát triển, tiềm năng của Web3 vẫn còn. Numbers Protocol dựa trên các đối tượng cốt lõi của Web3 — sự phi tập trung và nội dung do người dùng sở hữu để tạo ra một Metaverse thật sự cho người dùng.
…
Vai trò của Numbers Protocol trong việc tạo ra một Metaverse do người dùng làm chủ
Numbers Protocol là một thư viện phương tiện kỹ thuật số và hệ thống lập chỉ mục nhằm cung cấp một cái nhìn minh bạch hơn về phương tiện kỹ thuật số. Bắt đầu với Numbers ID (Nid). Mỗi phần của phương tiện kỹ thuật số được đăng ký với Numbers Protocol được cung cấp một mã định danh duy nhất có thể được gọi để truy cập các tệp phương tiện kỹ thuật số trên bộ lưu trữ phi tập trung cũng như thông tin về phương tiện kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain.
Củng cố thêm sức mạnh cho Numbers Protocol là blockchain Numbers. Blockchain Numbers tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng cốt lõi của Numbers Protocol, chủ yếu là lưu trữ lịch sử phương tiện đã cam kết của nội dung Web3. Blockchain Numbers biến tài sản kỹ thuật số từ các thực thể không thể theo dõi và không thể xác minh thành các thực thể độc lập có khả năng “tự kiểm chứng” thông qua các bản ghi minh bạch và có thể truy cập được. Blockchain Numbers thực hiện điều này bằng cách tạo ra một danh tính duy nhất của phương tiện kỹ thuật số, còn được gọi là ID nội dung trong hệ sinh thái Filecoin/IPFS. Thông tin chính như siêu dữ liệu khi tạo (vị trí, dấu thời gian, dữ liệu khác liên quan đến hoàn cảnh tạo), thông tin người tạo, nhật ký thay đổi tài sản và giấy phép được lưu trữ trên blockchain để đảm bảo tính toàn vẹn của phương tiện kỹ thuật số.
Numbers Protocol và blockchain Numbers hoạt động song song để cho phép người dùng sở hữu và kiểm soát tài sản của họ thông qua công nghệ blockchain và sự phi tập trung. Để làm rõ cho ý tưởng này, hãy xem cách dữ liệu người dùng được lưu trữ trên Numbers Protocol và cách nó phản ánh quyền sở hữu của người dùng.
…
Khôi phục dữ liệu người dùng trên Numbers Protocol
Khi một tài khoản trong Numbers Protocol bị xóa, thông tin vẫn có thể phục hồi được do các bản ghi trên chuỗi được liên kết với địa chỉ ví ban đầu của người dùng. Điều này là bất khả thi đối với các dịch vụ web2 vì thông tin được lưu trữ cục bộ trên máy chủ của một bên thứ ba. Nếu dữ liệu đã bị xóa thì nó sẽ biến mất vĩnh viễn.
Kiến trúc của Numbers Protocol có hai tầng. Đầu tiên, chúng tôi có các bản ghi trên chuỗi chứa tất cả thông tin liên quan đến tài sản kỹ thuật số đã đăng ký, chẳng hạn như bản ghi toàn vẹn (lịch sử tài sản) cũng như bản ghi NFT (bản ghi trao đổi giá trị). Tất cả các bản ghi trên chuỗi được lập chỉ mục với địa chỉ ví của người dùng và tồn tại vĩnh viễn nhờ công nghệ blockchain. Lớp thứ hai là cơ sở dữ liệu ngoài chuỗi được sử dụng để truy cập nhanh. Điều này là cần thiết vì thực tế hiện tại, việc truy xuất dữ liệu trên chuỗi có thể bị chậm và cần phải sử dụng cơ sở dữ liệu ngoài chuỗi để cải thiện trải nghiệm người dùng khi sử dụng các ứng dụng trong một hệ sinh thái như ứng dụng Capture.
Tất cả dữ liệu và nội dung được đăng ký trong hệ sinh thái Numbers sẽ vẫn thuộc về người dùng miễn là họ có quyền truy cập và kiểm soát ví của mình. Điều này cho thấy cách Numbers Protocol thực hiện mọi thứ theo phương thức Web3 thực sự và cho thấy người dùng kiểm soát dữ liệu, nội dung và bản ghi nội dung của họ độc lập với các dịch vụ và giao thức.
…
Web3 và Numbers Protocol cùng tiến về phía trước
Kể từ khi ra đời, web đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển, tất cả đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm và sửa chữa những sai lầm trước đó. Trong những năm qua, Web2 đã bắt đầu xuất hiện hạn chế do quá trình tập trung hóa đã bộc lộ những khuyết điểm. Mặc dù sự thay đổi của Web3 đối với quyền sở hữu của người dùng đang được hoan nghênh, nhưng những kẻ xấu đang hủy hoại đi tương lai tốt đẹp đó.
Là những người có niềm tin vững chắc vào tầm nhìn của Web3, Numbers Protocol hy vọng sẽ thay đổi câu chuyện xung quanh Web3 bằng cách tích cực học hỏi và theo đuổi các giá trị cốt lõi của mình với hy vọng tạo ra một Metaverse thật sự do người dùng sở hữu. Nếu bạn quan tâm đến những gì chúng tôi làm và các bài viết thảo luận tương tự, đừng quên theo dõi các kênh truyền thông của chúng tôi. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe ý kiến của các bạn!
…
Về Numbers Protocol
Numbers đang xây dựng một mạng lưới hình ảnh phi tập trung để tạo ra cộng đồng, giá trị và niềm tin đối với các nội dung kỹ thuật số. Giao thức Numbers tái định nghĩa hình ảnh kỹ thuật số như là một loại tài sản và Giao thức này cũng là xương sống của bộ công cụ để đăng ký và truy xuất hình ảnh và video trong mạng lưới Numbers.
Giao thức bao gồm:
● Ứng dụng Capture: Máy ảnh blockchain đầu tiên trên thế giới nơi mà người dùng có thể dễ dàng xác nhận quyền sở hữu đối với hình ảnh và sử dụng các ứng dụng Web 3.0.
● Chứng thực API: Các nhà phát triển và doanh nghiệp có thể triển khai API của Numbers để đăng ký ảnh và truy cập các địa chỉ và chứng chỉ Web 3.0 của họ.
● Chứng chỉ: chứng chỉ xác thực nội dung trên blockchain.
● Thị trường CaptureClub: Sàn giao dịch NFT riêng của Giao thức Numbers cho phép người tạo sáng tạo nội dung bán hoặc khóa các tác phẩm của họ để nhận lại những phần thưởng nhất định.
● Công cụ tìm kiếm NFT: Công cụ tìm kiếm NFT trên nền tảng Web 3.0 đầu tiên giúp người dùng xác minh lịch sử của các NFT và ngăn chặn nguy cơ làm giả NFT.
Numbers đề cao sự thuần khiết của các nội dung kỹ thuật số và khiến cho mọi người suy nghĩ nghiêm túc hơn về mối liên hệ giữa hình ảnh và thế giới xung quanh. Mục tiêu của Numbers là mã hóa các hình ảnh xác thực (bao gồm cả ảnh và video) để tạo ra một mạng lưới hình ảnh phi tập trung trong Web 3.0./.